Sữa ong chúa được tiết ra từ tuyến hầu của ong thợ dùng để nuôi ong Chúa và ấu trùng tuổi nhỏ. Khai thác sữa ong chúa được tiến hành trong mùa phát triển đàn ong mạnh. Chuyển đàn ong đến vùng có nguồn phấn dồi dào, chọn đàn ong mạnh có nhiều ong non ở độ tuổi tiết sữa. Trước hết người nuôi ong đem cấy ấu trùng vào khung, rồi đặt khung đó vào thùng ong không có ong chúa. Khi thấy những ấu trùng trong bầy và không có ong chúa, ong thợ liền tiết ra mật tiết tinh (sữa ong chúa) để nuôi các ấu trùng đó. Chờ đến khi ngăn chứa ấu trùng sắp được trám nắp, người nuôi lấy khung ra khỏi tổ, gắp bỏ ấu trùng và thu lấy sữa ong chúa.
Thành Phần:
Đường Glucose và Fructose chứa 10-17%
Protein: 13%
Sữa ong chúa chứa khoảng 18 acid amin, trong đó có chứa đầy đủ những acid amin tối cần thiết cho cơ thể. Sữa ong chúa rất giàu vitamin B1, B3, B6, B12, E, PP, A, C, D…
Ngoài ra, trong sữa ong chúa còn có các nguyên tố vi lượng như Fe, Mn, Cu, Ni, Zn…
Tác Dụng Của Sữa Ong Chúa:
Sữa ong chúa thúc đẩy quá trình làm liền các xương gãy, đặc biệt là làm tăng nhanh sự phân chia các tế bào, sự tổng hợp các protein ở vết thương, vì thế thời gian điều trị được rút ngắn.
Sữa ong chúa có tác dụng điều trị bệnh suy nhược thần kinh, đặc biệt làm tăng sự tái sinh hồng cầu, có khả năng kiến thiết tế bào da, trẻ hóa sắc đẹp.
Sữa ong chúa có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm huyết áp ở người huyết áp cao nhưng cũng đồng thời nâng huyết áp đối với người huyết áp thấp.
Sữa ong chúa điều hào hệ thống nội tiết vì thế kích thích sinh trưởng và thúc đẩy sự tái tạo của tổ chức. Sữa ong chúa có ảnh hưởng đến thượng thận là nơi sản sinh ra nhiều loại men và các chất nội tiết quan trọng.
Liều Dùng:
15 – 20g sữa ong chúa/ ngày khi đói. Dùng sữa ong chúa theo cách ngậm dưới lưỡi đạt hiệu quả tốt nhất.
Các sản phẩm khác: