Hàng chục người dân huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) liên tục trong những ngày qua cầm gậy gộc đập phá nhiều trại nuôi ong mật vì cho rằng ong phá hại lúa, hoa màu.
Chủ trại nuôi ong mật Bùi Thị Ân cho biết, chiều 19/7 bà nhận nhiều cuộc điện thoại của "người lạ" với lời lẽ hăm dọa, nếu không sớm chuyển đàn ra khỏi thôn An Khương, xã Bình An thì sẽ bị đốt lán trại, ong sẽ bị xịt thuốc chết.
Theo bà Ân, tối hôm trước, hơn 20 thanh niên cũng ập vào trại của bà đập phá tan hoang, xịt thuốc chết nhiều đàn ong. "Họ ném đá rào rào vào lán khiến xoong, nồi nấu ăn, thùng nước bị thủng, móp méo. Nghe một số thanh niên quá khích dọa giết, đốt trại, chúng tôi run sợ tìm nơi ẩn nấp", công nhân Lê Đức Cương kể.
Cũng trong đêm, tại trại nuôi ong mật của ông Lê Văn Toàn, hàng chục thanh niên cầm gậy gộc xông vào lán. "Họ hô đập nát hết trại ong đi, hai anh em sợ quá bỏ chạy thục mạng lên rẫy gần đó lẩn trốn. Nửa đêm, chúng tôi về trại soi đèn pin kiểm tra thì thấy nhiều thùng ong bị vỡ", một công nhân thuật lại.
"Chính quyền đã cho phép chúng tôi đưa đàn ong về đây kiếm ăn. Tôi đã nhiều lần giải thích nhưng bà con cứ sợ ong gây hại cho lúa, hoa màu nên tìm cách phá hại, xua đuổi", bà chủ trại Bùi Thị Ân nói.
Nhiều vật dụng ở trại ong mật bị hỏng nặng do bị đập phá, ném đá. Ảnh: Trí Tín.
Về vấn đề này, ông Lê Quốc An, Phó chủ tịch xã Bình An cho biết, sau khi xảy ra các vụ đập phá, công an địa phương đã đến hiện trường kiểm tra, lập biên bản xác minh.
"Nếu như năm ngoái chỉ có vài trại thì năm nay có đến 11 chủ trại di cư đàn ong về đây. Chưa bao giờ đàn ong tập trung về địa phương nhiều như vậy nên người dân lo ngại mất mùa mới nảy sinh bức xúc", ông An cho biết.
Theo ông An, hành vi đập phá, gây hại các trại ong mật của một số người dân là sai. Chính quyền địa phương sẽ tổ chức họp dân tuyên truyền; đồng thời kiến nghị huyện có văn bản chính thức về việc các chủ trại di cư ong về đặt ở các rẫy keo trên địa bàn.
Tháng 7 năm ngoái, hàng chục thanh niên xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa cũng cầm gậy bao vây, rượt đuổi chủ trại, chặn xe yêu cầu bồi thường vì cho rằng ong mật đã hại lúa.
Nhiều thùng ong mật bị nhóm người quá khích đập vỡ nát. Ảnh: Trí Tín.
Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Ngãi khi đó đã cử đoàn cán bộ về địa phương kiểm tra nhưng cho rằng ong mật chỉ ăn hạt phấn thừa trên bông lúa, hút dịch mật tiết ra từ nách lá non cây keo, chưa ghi nhận làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng.
Cục Chăn Nuôi cũng gửi văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp các tỉnh, thành tăng cường bảo vệ đàn ong tại các điểm đặt nuôi. Đơn vị này cho biết, ông mật không chỉ mang lại nhiều lợi ích trực tiếp từ sản phẩm của ong (mật, phấn hoa, sáp ong...) mà còn có vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng thụ phấn cho cây trồng như ngô, đậu, bầu bí... Ong mật hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn và phát triển của hạt lúa, cây keo.
Theo vnexpress.net
Các tin liên quan:
- 9 loại thực phẩm kỵ với mật ong
- Thiếu ong mật, sản lượng cây trồng nhiều nước bị đe dọa
- Giảm cân bằng nước chanh và mật ong
- Huấn luyện ong phát hiện bệnh ung thư
- Cuộc thi so trọng lượng ong đậu trên cơ thể
- Lập ngân hàng tinh trùng ong
- Loài ong biến mất thì loài người cũng tuyệt chủng
- Gắn cảm biến tí hon lên ong mật
- Huấn luyện ong để chuyên phát hiện mìn
- Loài ong từng rơi vào đại tuyệt chủng
- Cách làm trắng da nhanh bằng mật ong
- Bài học dân chủ tối ưu ở loài ong
- Khám phá loài ong
- Keo ong trị viêm loét dạ dày tá tràng
- Mật ong hỗ trợ trị bệnh tiểu đường
- Nọc Ong làm kem dưỡng da: Đắt gấp 8 lần vàng
- Đẳng cấp trong xã hội ong mật.
- Các loại bọ nguy hiểm nhất Thế giới.
- Ngậm chanh mật ong cho mùa Đông.
- Mật ong và quế
- Sử dụng mật ong làm mặt nạ trị mụn
- Sườn kho mật ong và nước dừa tươi
- Ấm người với nước mật ong gừng
- Mật ong - "Mỹ phẩm" số 1 cho làn da
- Phấn hoa – nguồn protein vô tận
- Sữa ong chúa – Sản phẩm cao cấp của ngành ong