
Sữa ong chúa là 1 chất dinh dưỡng đặc biệt được các ong thợ non từ 5-10 ngày tuổi tiết ra từ các tuyến hầu để nuôi ong chúa và ấu trùng tuổi nhỏ.
1. Tính chất lý hóa và thành phần hóa học:
Sữa ong chúa là một chất giống như sữa, màu từ trắng đến vàng nhạt. nếm khong ngọt như mật ong mà có vị nhạt hơi chua. Sữa ong chúa ít tan trong nước và bị nóng làm mất tác dụng. Nếu để nơi lạnh thì ổn định hơn, dễ bị oxi hóa và sợ ánh sáng. Có pH từ 4,1 đến 4.8
Trong sữa ong chúa chứa: 18% Protein; 10-17% đường các loại, trong đó chủ yếu là Glucose và Fructose; 5,5 % chất béo; 1-2% các chất khoáng. Sữa ong chúa chứa khoảng 18 acid amin, trong đó có đầy đủ những acid amin tối cần thiết cho cơ thể. Sữa ong chúa rất giàu Vitamin B1, B2, B3, B6, E, PP, H và Vitamin A, C, D.
Ngoài ra trong sữa ong chúa người ta còn thấy có sự hiện diện các loại enzim, Oxydase, Cholinestarase, Photphatase, Lipase, Diastase và men chuyển hóa amin.
2. Bảo quản sữa ong chúa:
Trong các sản phẩm của con ong thì sữa ong chúa yêu cầu điều kiện bảo quản khắc khe nhất, nếu bảo quản không tốt thì sữa ong chúa dễ mất tác dụng.
Sữa chúa tươi: Ngay sau khu lấy, phải cho sữa chúa vào lọ nhỏ, đổ thật đầy, không khí trog lọ càng ít càng tốt. Để các lọ đựng sữa chúa tươi vào tủ lạnh, để dưới dàn lạnh là thích hợp hơn cả (00C – 50C) tốt nhất là dùng lọ thủy tinh màu.
ở các gia đình, dù chỉ có rất ít khi dùng cũng phải chú ý bảo quản trong điều kiện trên và chỉ mang lọ sữa chúa ra ngoài tủ lạnh vào lúc cần uống.
3. Công dụng của sữa chúa:
- Thúc đẩy sự tái sinh của các tổ chức: Nếu giải phẩu cắt bớt 1 phần nội tạng nào đó trong cơ thể mà được uống sữa ong chúa thì sự tái sinh tế bào của các tổ chức bị cắt tăng nhanh. Sự tái sinh không chỉ về trọng lượng mà cả về hoạt động chức năng. Sữa ong chúa thúc đẩy quá trình làm liền các xương gẫy, đặc biệt là làm tăng nhanh sự phân chia các tế bào, sự tổng hợp các protein ở các vết thương, vì thế thời gian điều trị được rút ngắn.
- Ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn và bệnh tim mạch: Sữa ong chúa có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm huyết áp ở người có huyết áp cao nhưng cũng đồng thời nâng huyết áp lên tới mức bình thường đối với những người có huyết áp thấp. đây là tác dụng rất quý của sữa ong chúa.
- Tác dụng trên da: Sữa ong chúa được dùng rất nhiều trong việc bào chế các loại thuốc mỹ phẩm vì giàu chất dinh dưỡng, men, vitamin. Trong đó có Acid Partothemic đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào, giúp da mịn màng và dịu mát, có khả năng kiến thiết tế bào da, trẻ hóa sắc đẹp.
- Tác dụng sinh lý: Sữa ong chúa điều hòa hệ thống nội tiết, vì thế kích thích sinh trưởng và thúc đẩy sự tái tạo của tổ chức. Sữa ong chúa có ảnh hưởng đến thượng thận, là nơi sản sinh ra nhiều loại men và các chất nội tiết quan trọng.
Sữa ong chúa xác định trong vài trường hợp sẽ tăng cường các khả năng sinh lý, nhất là do ảnh hưởng của tuổi tác, hoặc vì nguyên nhân nào đó có sự suy giảm khả năng sinh dục.
- Tác dụng kháng sinh: Sữa chúa ức chế nhiều loại vi khuẩn cả nấm mốc. Ngoài ra, người ta cũng thu được kết quả tốt đối với bệnh thấp khớp nhất là khi phối hợp với nọc ong.
Sữa chúa còn được tín nhiệm đối với bệnh viêm gan truyền nhiễm và bệnh suy nhược thần kinh, đặc biệt làm tăng sự tái sinh hồng cầu rất nhanh.