EnglishTiếng Việt

Dong Nai Honey

Hội thảo khoa học về lợi ích ong mật thụ phấn tăng năng suất cây trồng tại Tiền Giang

Email In PDF.

Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng có truyền thống nuôi và khai thác ong lấy mật từ lâu đời. Nghề nuôi ong đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế nông nghiệp, cung cấp cho con người nhiều sản phẩm có giá trị như: mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, sáp ong…



Do điều kiện thiên nhiên ưu đãi, ĐBSCL đã khai thác và phát triển nhanh thế mạnh của mình, tạo ra vùng sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản và  trồng cây ăn trái rộng lớn nhất nước. Cùng với sự phát triển chung đó, nghề nuôi ong mật đã gắn bó với những loại cây trồng có hoa như cây lúa, nhãn, chôm chôm, mận, xoài, mè, tràm… nên đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, tạo ra lợi ích cộng hưởng giữa nông dân chuyên canh cây trồng và người nuôi ong mật.

 

 

 Với tình hình phát triển kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, nhu cầu tiêu dùng mật ong nội địa và các sản phẩm từ mật ong là rất lớn. Bên cạnh đó, nhu cầu xuất khẩu đang là yếu tố kích thích ngành ong phát triển, đặc biệt là sự hình thành các vùng cây công nghiệp và các vùng cây ăn quả và vùng nông, lâm nghiệp.

Sản lượng mật ong của ĐBSCL đạt hơn 4.000 tấn/năm, chiếm gần 1/3 tổng sản lượng mật ong của cả nước ( khoảng 13.000 tấn/ năm) đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

 

 

 Có thể dẫn chứng rộng hơn ra phạm vi toàn thế giới cho thấy: Kết quả của nghiên cứu về giá trị kinh tế tổn thất của nền nông nghiệp thế giới trước nguy cơ suy giảm côn trùng, nhất là con ong thụ phấn đã được công bố trên tạp chí Ecological Economics. Các nhà khoa học người Pháp thuộc Viện INRA và CNRS cùng các nhà khoa học người Đức thuộc UFC cũng phát hiện rằng giá trị kinh tế toàn cầu của việc côn trùng thụ phấn, hầu hết là ong, lên đến 153 tỷ bảng Anh năm 2005 đối với những loại cây trồng chính của thế giới. Con số này chiếm đến 9,5% tổng giá trị sản lượng lương thực nông nghiệp trên toàn cầu. Nghiên cứu cũng xác định rằng sự mất dần côn trùng, nhất là ong thụ phấn có thể gây ra tổn thất cho người tiêu dùng ước tính từ 190 đến 310 tỷ bảng Anh.

Theo nghiên cứu, sự suy giảm côn trùng thụ phấn có thể ảnh hưởng đến nhiều loại cây trồng (theo thuật ngữ của tổ chức lương thực thế giới FAO), hoa quả và rau màu bị ảnh hưởng nhiều nhất, lên đến 50 tỷ bảng Anh.

 

 

 

Với lợi ích của ong mật trong việc thụ phấn cây trồng, tăng năng suất hạt và quả, tạo ra hiệu quả kinh tế cao cho nông dân sản xuất chuyên canh cây trồng là như vậy. Nhưng trong thời gian gần đây, hầu hết các trại nuôi ong mật ở ĐBSCL khốn đốn trong việc tìm kiếm khu vực để thả ong lấy mật bởi vì ong bị chết hàng loạt do phun xịt thuốc trừ sâu cực mạnh…dẫn đến nguy cơ phá sản của các trại nuôi ong. Vấn đề "đơn giản là họ chưa nhận thức được rằng, con ong là một trong những loại côn trùng có ích cho cây trái", có một số xã, một số nhà sản xuất  bảo rằng “phải có văn bản phân tích thật chi tiết là ong không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng thì tôi mới cho", có nơi, xã còn ra hẳn một văn bản... cấm nuôi ong trong phạm vi xã"; có nơi nông dân còn đốt lửa, phun thuốc trừ sâu lưu dẫn... để xua đàn ong mật khi chúng đến vườn hoặc nhất quyết không cho người khác nuôi ong trong vườn.

 

Thực ra, tại các nước có nền nông nghiệp phát triển như Đài Loan, Mỹ, Australia.... cứ đến mùa cây trái ra hoa, nông dân đã phải thuê những người nuôi đem đàn ong về để thụ phấn cho cây tại trang trại của mình, thường 1ha phải thuê 2-3 đàn ong. Giá thuê không rẻ chút nào, bình quân 20-40 USD/đàn/tháng.

 

Để tạo sự nhận thức đúng đắn hơn về lợi ích của ong mật trong việc giúp cho cây trồng thụ phấn tốt, góp phần làm tăng năng suất cây trồng, Liên hiệp hội và Trung tâm BVTV phía Nam tổ chức Hội thảo này nhằm làm diễn đàn để các nhà khoa học có những ý kiến xác đáng về lợi ích của ong mật, để nhà quản lý, nhà sản xuất và người nuôi ong mật có có sự cảm thông, nói lên tiếng nói chung, tạo ra sự đồng thuận và hài hòa lợi ích.

 Trong Hội thảo này, các đại biểu đã nghe nhiều báo cáo và tham luận của các nhà khoa học và những ý kiến của các nhà quản lý, các cơ quan BVTV và của người sản xuất.Các báo cáo tham luận tại hội thảo:

 

 

Tham luận của TS Nguyễn Quang Tấn, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh về Bảo vệ ong mật để tăng năng suất quả và hạt;
Tham luận của PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) về Thiết kế sinh thái đồng ruộng (hay công nghệ sinh thái) tạo đa dạng hóa sinh học, trong đó ong mật là côn trùng có ích ;
Tham luận của Th.s Nguyễn Thị Tuyết Nhung (ĐHCT) về Hoạt động thu hoạch phấn hoa ở ong mật;
Tham luận của TS Trần Thị Ba (ĐHCT) về Vai trò của ong mật trong trồng rau;
Ths Hồ Văn Chiến  (Trung tâm BVTV PN) trình bày Ong mật có lợi làm tăng năng suất cây trồng;

                        [Nguồn: Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang]

 

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi ong tiếp tục duy trì và phát triển nghề, Cục Chăn nuôi - Bộ NN & PTNT đã ra Công văn số 1025/CN-GSN đề nghị các Sở NN & PTNN các tỉnh tổ chức kiểm tra, nắm  bắt tình hình và có biện pháp kịp thời để khắc phục hiện tượng người dân xua đuổi đàn ong. (Xem tại đây) Với sự quan tâm này của Bộ NN & PTNN, người nuôi ong cả nước nói chung và Hội viên CLB “Những người nuôi ong sạch” Đồng Nai nói riêng rất phấn khởi, hy vọng trong vụ mật mới sẽ gặp nhiều thuận lợi và sản xuất tốt.

 

Các tin liên quan:

Last Updated ( Wednesday, 23 November 2011 02:35 )  

Dong Nai Honey Video



Get the Flash Player to see this player.

time2online Joomla Extensions: Simple Video Flash Player Module

Online Support

Who's Online

     We have 22 guests online

COMPANY OBJECTIVES

Building a brand "APIDONA" in the domestically and internationally market. conducting export honey in a finished product.
Successful implementation of obligations to the Government.
Stability and improve the quality of life for the employees in enterprises.
Ensure dividend to Shareholders.
Always take care of the interests of Beekeepers in "Clean Beekeepers Club"

Business Strategies

Product quality is the key factor "Live Now" by Bees Industry Dong Nai, with Slogan "For your health".

the company tried to operate and mailtain the "Clean Beekeepers Club", evevtually the members of the Club to become shareholder of the company.

DONGNAIHONEY

Since 1978, the organization a company in Dong Nai honey bee marked a new development beekeeping industry Dong Nai. Because, from here, in the province of Dong Nai has necessarily an enterprise specializing in production and business organization, investment, provision of equipment and materials, science and technology for beekeeping and processing products for export.